1. Nguyên lý của in lụa:
Để in hình ảnh lên bề mặt vật liệu, đầu tiên hình ảnh được tạo hình (chụp hoặc phơi) trên một khung lưới (thông thường là lưới sợi polyeste hoặc kim loại) gọi là khuôn in (khung lụa). Lưới in thường được căng trên khung gỗ hoặc nhôm gọi là khung in lụa. Những phần không có hình ảnh sẽ được phủ bít bằng một lớp keo cảm quang, khi in, người thợ in dùng một dụng cụ là dao gạt để kéo lớp mực qua bề mặt khung, mực sẽ lọt qua các khe lưới ở những vùng có hình ảnh và in xuống bề mặt vật liệu bên dưới.
Để in hình ảnh lên bề mặt vật liệu, đầu tiên hình ảnh được tạo hình (chụp hoặc phơi) trên một khung lưới (thông thường là lưới sợi polyeste hoặc kim loại) gọi là khuôn in (khung lụa). Lưới in thường được căng trên khung gỗ hoặc nhôm gọi là khung in lụa. Những phần không có hình ảnh sẽ được phủ bít bằng một lớp keo cảm quang, khi in, người thợ in dùng một dụng cụ là dao gạt để kéo lớp mực qua bề mặt khung, mực sẽ lọt qua các khe lưới ở những vùng có hình ảnh và in xuống bề mặt vật liệu bên dưới.
2. Ứng dụng của in lụa:
a. In lên giấy: thiệp cưới, biểu mẫu, tờ rơi, danh thiếp... Hiện nay in lụa là phương pháp phổ biến dùng in thiệp cưới sử dụng các mẫu phôi thiệp có sẵn, nhờ vào tính nhanh gọn, có thể in số lượng ít trong thời gian ngắn, và đặc biệt là có sử dụng nhiều loại mực, thể tạo nhiều hiệu ứng khác nhau như in chữ nổi, kim tuyến, màu nhũ vàng, nhũ bạc.. mà các phương pháp in khác không thể thực hiện được.
b. In áo: các kiểu áo thun, áo đồng phục, áo thi đấu thể thao,..
c. In lên bao, túi nylon:
d. In nhãn thùng carton:
e. In lên các loại sản phẩm có bề mặt đa dạng: bút viết, linh kiện, thiết bị,...
Khóa học thiết kế đồ họa in ấn
Dịch vụ in ấn tại Hà Nội
0 nhận xét: